Ý nghĩa tranh dân gian Đông Hồ Thầy Đồ Cóc

THẦY ĐỒ CÓC trong dòng tranh dân gian Đông Hồ phải nói là một biểu tượng rất thú vị và ý nghĩa được nhiều chuyên gia cũng như nhà văn nhà báo phân tích. Nhưng ý nghĩa tranh dân gian Đông Hồ Thầy Đồ Cóc liệu có sâu sắc như cách những chuyên gia đã nói. Hãy cùng tìm hiểu với AmiA về bức tranh đông Hồ thầy đồ cóc theo một lối suy nghĩ đơn giản nhất thời bấy giờ.

Hinh anh y nghia tranh dan gian Dong Ho thay do coc

Ý nghĩa tranh dân gian Đông Hồ thầy đồ cóc

1. Nội dung của bức tranh dân gian Đông Hồ Thầy Đồ Cóc

Có thể nói Thầy Đồ Cóc là bức tranh miêu tả thế giới của loài cóc, nhái, ễnh ương vô cùng nhộn nhịp. Là loài sinh vật nhưng lại được các nghệ nhân nhân cách hóa như người. Với dòng chữ “Lão Oa giảng độc” 老 蛙 講v 讀. “Oa” có nghĩa là con ếch, nhưng dân gian thường gọi là cóc. Con cóc, chữ Hán Việt là Thiềm thừ 蟾¸ 蜍.”Lão Oa” là con cóc già, “giảng độc” là giảng dạy, đọc chữ, có người cho giảng độc là độc quyền giảng dạy, không ai dạy thay đựợc. Dân gian xem tranh, đặt tên cho tranh là THẦY ĐỒ CÓC.

Trong bức tranh là 12 con cóc được dàn trải ra khắp bề mặt bức tranh. Mang đến một khung cảnh lớp học đặc trưng sôi động với nhiều cảnh khác nhau. Màu sắc khác nhau nhưng đều được phân bố hài hòa, nét in sắc sảo.

  • Ở góc tranh Đông Hồ có cây Tùng, tượng trưng cho sự tiết tháo của người hiền triết của người bậc thầy. “Thầy đồ Cóc” có thân hình to lớn hơn các học trò, đang ngồi trên sập gụ với tư thế rất oai nghiêm. Một tay chống lên sập, một tay chỉ vào chồng sách đặt bên. Trước mặt là án thư, có các đồ vật giảng dạy và sinh hoạt của thầy: ống bút, nghiên mực, đĩa đèn dầu, bộ ấm chén, bình điếu thuốc lào với chiếc cần hút cong vút.
  • Bên trái “Thầy Đồ Cóc” là một học trò Cóc. Tay xách ấm nước, khúm núm chuẩn bị phục vụ châm nước cho thầy.
  • Kế bên là một trò Nhái (có chữ trưởng 長, có nghĩa như một lớp trưởng) hai tay cầm một cuộn thanh tre. Trên đó là những câu chữ, dùng như sách vở ngày nay, đang giúp một trò khác học bài.
Hinh anh tranh thay do coc dan gian Dong Ho

Hình ảnh tranh thầy đồ cóc dân gian Đông Hồ

  • Bên cạnh trò lớp trưởng là một trò Cóc đang ngồi học bài trước mặt là sách bằng những thanh tre kết nối.
  • Bên cạnh án thư tức bên phải Thầy Đồ Cóc. Một trò Cóc đang ôm vở trả bài, khép nép ngước nhìn, chắc là không thuộc bài.
  • Trước mắt Thầy Đồ Cóc là một loạt cảnh: Một trò Cóc to lớn hơn các trò khác (chỉ thua độ lớn của Thầy) đang ngồi chứng kiến cảnh hai trò cóc đánh đòn một trò Cóc khác. Một trò ngồi lên lưng khống chế trò Cóc bị phạt, một trò Cóc khác, một tay nắm chặt mông trò bị phạt, một tay cầm roi giơ lên, chuẩn bị “giáng” xuống. Bên cạnh có ghi chú hai chữ Hán : Cầm 擒 có nghĩa là bắt giữ và chữ chinh 征 có nghĩa là đánh kẻ có tội.
  • Bên cạnh sập gụ và án thư có hai chú cóc nhỏ, chắc là những chú cóc ham học, đến lớp học, lăng xăng nhảy nhót, mắt dõi theo những học trò Cóc “đàn anh” đang sinh hoạt.

Đó là bố cục và các chi tiết trong bức tranh THẦY ĐỒ CÓC. Vậy ý nghĩa của bức tranh dân gian Đông Hồ Thầy Đồ Cóc là gì. Mời các bạn xem tiếp ở phần 2.

2. Ý nghĩa tranh dân gian Đông Hồ Thầy Đồ Cóc là gì?

Tranh “Thầy đồ cóc” bên cạnh ý nghĩa ca ngợi sự học của con trẻ, và sự hiếu nghĩa dành cho bậc cô thầy. Nhưng cũng phần nào châm biếm lối dạy của thầy thời phong kiến, dùng roi vọt để dạy trẻ thơ.

  • Ý nghĩa tranh dân gian Đông Hồ Thầy đồ Cóc thể hiện tinh thần của người đi học: Luôn ghi nhớ ơn thầy – Người đã giáo dục và đào tạo mình nên người hôm nay. Thông qua một hình tượng thân quen, gần gũi là con cóc. (Con cóc là cậu ông trời). Đó là nét đặc trưng của dòng tranh in khắc ván gỗ. Xuất phát từ dân gian và đi vào trong tiềm thức của người dân như một lẽ thường tình.
  • Người Việt luôn có câu: “Mồng một Tết cha (bên nội), mồng hai Tết mẹ (bên ngoại), mồng ba Tết Thầy”. Đó là ba ngày thiêng liêng của đầu năm mới, có ý nghĩa giáo dục truyền thống. Phải luôn có tinh thần “Tôn sư trọng đạo”. Do đó, trong ba ngày Tết thiêng liêng, phải dành một ngày cho Thầy sau hai ngày thực hiện chữ Hiếu.

Còn ý nghĩa phê phán thể hiện ở chỗ:

Qua bức tranh Thầy Đồ Cóc còn mang ý nghĩa châm biếm và có tính phê phán của ông cha ta về một lối giáo dục mà tồn tại hằng ngàn năm.

Ket qua hinh anh tranh dan gian dong ho thay do coc AmiA

Hình ảnh tranh dân gian Đông Hồ thầy đồ cóc

  • Thầy dạy học, còn các chú cóc, nhái xung quanh thay nhau làm những công việc nhà cho thầy. Nhưng trò như vậy, luôn được thầy ưu ái hơn. Đó là câu chuyện rất “thường” cho đến tận thời buổi ngày nay. Dẫu biết “tôn sự trọng đạo” nhưng việc thay cả thầy làm những công việc chăm lo đến cuộc sống của thầy đang là vấn đề lo ngại. Bởi vô hình sẽ tạo nên sự phân biệt đối xử trong lớp học, trường học. Đặc biệt là tác động tới tâm hồn của trẻ nhỏ.
  • Thứ hai, cách dạy học phong kiến con bị phê phán ở điểm: Đánh học trò như tra tấn tội phạm. Đó là hình ảnh được ví von trào lộng trong bức tranh Đông Hồ. Chú Cóc bị căng nọc (thẳng tay thẳng chân), đè nằm sấp sát đất và đánh bằng cây đòn (khúc cây to nặng nên phải dùng đến hai tay). Trò bị phạt đau điếng nhưng không được giãy giụa la khóc (bị bụm miệng). Vô cùng tàn ngược chứ có phải đâu “thương cho roi cho vọt”!

Như vậy, AmiA đã vừa trình bày toàn bộ ý nghĩa tranh dân gian Đông Hồ Thầy Đồ Cóc. Hy vọng bức tranh Thầy Đồ Cóc sẽ là tấm gương cho các bạn nhỏ chăm chỉ học hành, biết tôn sư trọng đạo, một chữ là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy. Đây là một bức tranh treo Tết rất có ý nghĩa trong dịp Tết Mậu Tuất 2018 đang đến gần.

Bạn có thể mua tranh Thầy Đồ Cóc về treo trong nhà, hoặc làm quà tặng bạn bè, người thân, đối tác nước ngoài ý nghĩa. Xem kích thước, giá bán của bức tranh tại sản phẩm: Tranh dân gian đông Hồ Thầy Đồ Cóc. Bằng cách bấm THÊM VÀO GIỎ rồi làm theo các bước.

Gọi ngay AmiA theo số: 0916.225.866 (có zalo) để được AmiA hỗ trợ tư vấn tranh tốt nhất. Siêu thị tranh AmiA – 211 Vũ Tông Phan – Thanh Xuân – Hà Nội.

Nguồn: Các bức tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng

4.7/5 - (81 bình chọn)
Posted in Nghệ thuật, phong thủy, Tin tức and tagged , , , , , , .

Trả lời