“Vì sao Đám cưới chuột lại được yêu thích treo trong nhà dịp Tết?” Đó là điều thú vị mà ta cần khám phá để hiểu hơn về dòng tranh Đông Hồ truyền thống.
Châm biếm, trào phúng là chủ đề của bức tranh đông hồ đám cưới chuột. Tranh phản ánh những tình trạng tham ô, quan lại dưới thời phong kiến bằng việc xây dựng hình tượng nhân cách hóa thú vị.
Xem chi tiết sản phẩm: Tranh dân gian Đông Hồ đám cưới chuột
1. Thú vị qua nội dung đám cưới Chuột và cách xây dựng nhân vật của nghệ nhân sáng chế
Đám Cưới Chuột với Chuột được nhân hóa. Có Đám cưới lễ cưới trọng đại của một đời người. Trong tranh chỉ có Chuột – Họ hàng nhà chuột và Mèo được nhân cách hóa. Và bối cảnh đám cưới diễn ra giống ý như đám cưới của con người thời bấy giờ.
Đám cưới được diễn ra đúng nghỉ lễ có kiệu rước, chú rể cưỡi ngựa. Đám cưới võng lọng chứng tỏ gia đình chuột cũng thuộc dạng khá giả. Đám cưới được rước kiệu lễ như này, ta thường bắt gặp trong những thước phim Trung Quốc thời xưa. Ở Việt Nam thời phong kiến cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều những nghi lễ.
- Điều thú vị trong bức tranh lại không chỉ đơn thuần là một đám cưới đầy đủ nghi lễ. Mà trong bố cục của bức tranh Đám cưới chuột lại được chia thành 2 phần rõ rệt. Phần dưới là cảnh đám cưới rước kiệu, còn bên trên đám cưới lại là khung cảnh ông Mèo ngồi chễm chệ và họ hàng nhà chuột cầm cá, cầm gà đến đưa cho ông Mèo.
Như vậy, ta có thể hình dung đơn giản, Mèo được ngồi ở trên như ta thường hay nói vui “Mâm trên, mâm dưới”. Chính là sự phân biệt bề trên và bề dưới, bề trên thường có quyền hành cao hơn. Bề dưới là chỉ biết vâng dạ, dạ vâng lễ phép ngoan ngoãn và nghe lời.
Trong bức tranh Đám Cưới Chuột ta thấy điều đó rõ nét hơn. Ông Mèo thuộc bề trên tượng trưng cho cấp quyền hành, còn họ hàng nhà chuột thuộc tần lớp dưới, là những người dân rất đỗi bình thường. Nói gì nghe nấy, yêu cầu gì thì phải làm cái đấy.
- Điều thú vị thứ 2, đó là 7 chú chuột trừ cô dâu, thì quá phân nữa chú chuột đang ngoái đầu nhìn lại về phía sau kể cả chú rể. Nếu như trong tranh chỉ mình chú rể quay đầu lại thì còn có thể lập luận chú rể chuột đang nhìn cô dâu của mình. Thế nhưng cả 2 chú chuột khênh kiệu ở phía sau cũng cũng ngoái đầu nhìn lại? Thế thì những chú chuột đó nhìn cái gì ở phía sau nữa.
Điều này các nghệ nhân muốn ngụ ý ở đây là vẻ hoang mang của nhà chuột. Những ánh mắt lấm lét, sợ sệt không biết có ai đến phá đám cưới, đám cưới có được diễn ra suôn sẻ hay không? Đó cũng là điều mà người dân trong cuộc sống thời bấy giờ luôn lo lắng. Liệu bình yên ở trong gia đình mình có lâu không?
- Điều thú vị thứ 3, đó là trong bức tranh chuột đang cầm vịt, cầm cá đến cống nạp cho chú Mèo. Chỉ với một mục đích: Hôm nay, nhà chuột có đám cưới, kính mong chú Mèo để cho đám cưới được diễn ra suôn sẻ, yên bình. Điều đặc biệt bạn có thể thấy chú chuột đầu tiên với hàng chữ “Dâng Lễ” là chú chuột không có đuôi. Phải nói đây là chú chuột có kinh nghiệm dày dặn nhất, có tuổi đời đủ sự khôn ngoan, khéo léo để hiểu được việc làm của mình.
Nhân vật Ông Mèo ngỗi chễm chệ ở một vị trí đó chính là lẽ tự nhiên trong cuộc sống. Lẽ đời mà họ nhà chuột đều hiểu hơn ai hết: Để Chuột có được “hạnh phúc với đám cưới trọn vẹn” thì Mèo cũng phải no say trong ngày vui ấy. Chẳng ai muốn chiến tranh xảy ra – Đó là sự cam kết đôi bên cùng có lợi để có thể sinh sôi và phát triển”.
2. Lý do vì sao tranh Đám Cưới chuột lại được yêu thích treo trong nhà dịp Tết?
Có thể nói ở thời điểm đó, nhân dân đều muốn thể hiện sự châm biếm dí dỏm chế độ phong kiến phân biệt các tầng lớp. Và người dân muốn sống bình yên, cần thiết lập mới quan hệ đôi bên cùng có lợi vô cùng khéo léo. Hơn thế, là hạnh phúc là niềm vui chuyện đại sự của gia đình, hôn nhân hạnh phúc suôn sẻ. Đó là lý do người ta thường thích treo bức tranh Đám Cưới Chuột trong nhà vào dịp Tết.
Còn ở thời điểm này, khi treo bức tranh đám cưới chuột hoặc tặng bức tranh đám cưới chuột choBán tranh dân gian Đông Hồ chính gốc tại Bắc Ninh, Cửa hàng bán tranh dân gian Đông Hồ chính gốc, Tranh dân gian Đông Hồ, Tranh dân gian Đông Hồ gốc, Ý nghĩa tranh dân gian Đông Hồ, Ý nghĩa tranh Đông Hồ, Ý nghĩa tranh Đông Hồ Đám Cưới Chuột, đối tác khách hàng nước ngoài. Thể hiện mối quan hệ hợp tác hữu nghị mong muốn đôi bên cùng có lợi, cùng phát triển. Thể hiện mối quan hệ thương giao trong niềm vui, niềm hân hoan để mang đến những điều tốt đẹp nhất.
Như vậy, AmiA đã vừa đưa ra lý do vì sao đám cưới chuột lại được yêu thích treo trong nhà vào dịp Tết. Và có thể dùng tranh Đám Cưới Chuột làm quà tặng ý nghĩa, mang đậm bản sắc văn hóa của người Việt.
AmiA cảm ơn bạn đã đọc bài viết: “Vì sao đám cưới chuột lại được yêu thích treo trong nhà dịp Tết“. Gọi ngay cho AmiA theo số: 0916.225.866 (có zalo) để được AmiA hỗ trợ tư vấn tốt nhất.
Nguồn tham khảo tranh: Tranh Đông Hồ AmiA
Cùng chủ đề:
5 bức tranh dân gian Đông Hồ chúc Tết ý nghĩa.
Khám phá nét độc đáo trong tranh Đông Hồ Đám cưới chuột