Tranh dân gian nước ta (Việt Nam) gồm 2 loại nào là câu hỏi được nhiều khách hàng tìm kiếm trên google. Đặc biệt đối với dòng tranh dân gian Đông Hồ được nhiều người biết đến. Thì bên cạnh tranh Đông Hồ còn loại tranh dân gian nào nữa ở Việt Nam. Ở bài viết này, AmiA sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời tranh dân gian Việt Nam gồm những loại tranh nào nhé!
Thực ra dòng tranh dân gian Việt Nam ở nước ta không chỉ bao gồm 2 loại như các bạn thường tìm kiếm. Mà bao gồm 4 dòng tranh nổi tiếng đặc trưng theo từng khu vực. Đó là:
- Tranh Đông Hồ
- Tranh hàng Trống
- Tranh làng Sình
- Tranh Kim Hoàng
Nhưng trong số đó có hai dòng tranh dân gian Đông Hồ và hàng Trống là được người ta nhắc đến nhiều nhất. Đặc biệt là ở khu vực ngoài Bắc. Mỗi dịp Tết đến xuân về các dòng tranh dân gian Việt Nam lại nổi lên như một lối chơi tranh của những đại gia ở thời buổi hiện nay. Còn trước kia là dành cho dân gian, bất kể gia đình sang, nghèo đều rất thích thú và ít nhất phải có một bức tranh treo Tết trong nhà.
Mỗi dòng tranh dân gian nước ta Việt Nam đều có những đặc trưng riêng, hãy cùng phân biệt chúng trong nội dung tiếp theo ngay sau đây.

Hình ảnh tranh dân gian Việt Nam ở nước ta bao gồm những loại nào
Tranh dân gian Việt Nam ở nước ta bao gồm:
1. Tranh Đông Hồ (Bắc Ninh)
Tranh Đông Hồ có tên gọi vì có nguồn gốc nghề làm tranh từ xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Là cái nôi của nền văn hóa dân gian cũng như các ngôi chùa đền nổi tiếng. Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Và đang được làm hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể của nước ta.
Tranh Đông Hồ thực ra là dòng tranh được in từ các bản gỗ khắc chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc thời xưa. Đối tượng mua tranh chủ yếu là người dân nông thôn, bất kể tầng lớp sang quý hay bình dân, đều mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới.

Hình ảnh bức tranh dân gian Đông Hồ Vinh Hoa Phú Quý nổi tiếng
Nằm trong danh sách 20 bức tranh Đông Hồ nổi tiếng luôn phải kể đến tiêu biểu như: Tranh Đông Hồ Vinh hoa- Phú quý, Đám cưới chuột, Hội làng, Vinh Quy Bái tổ. Ngoài được treo trong nhà, các bức tranh Đông Hồ còn được dùng làm quà biếu, quà lưu niệm cho người thân bạn bè, du khách nước ngoài.
Trước kia tranh phổ biến trong mọi tầng lớp. Nhưng hiện nay, đan xen giữa nhiều dòng tranh hiện đại, chỉ có “đại gia” mới chơi tranh Đông Hồ vừa góp phần gìn giữ văn hóa, bản sắc niềm tự hào của dân tộc, lại vừa thể hiện đẳng cấp chơi tranh riêng của mình.
+ Tranh làm từ Giấy điệp (vỏ con điệp trộn với hồ được làm từ bột gạo tẻ, gạp nếp hoặc bột sắn)
+ Màu sắc đều có nguồn gốc tự nhiên, thường tranh chỉ có 4 màu (đen, xanh lá đậm, vàng và đỏ).
+ Tranh được in màu lên giấy từ các bản khắc gỗ khác nhau, mỗi bản khắc lên 1 màu tranh.
+ Bản khắc gỗ xưa có chữ hán cổ, nhưng dần dần đã bị bỏ.
+ Nghệ nhân làm tranh Đông Hồ duy nhất còn sót lại: Nguyễn Đăng Chế và Nguyễn Hữu Sam.
2. Tranh hàng Trống (Hà Nội)
Tranh hàng Trống có điểm khác so với tranh Đông Hồ ở đây được vẽ chỉn chu hơn. So với tranh hàng Trống hoàn toàn được in trên giấy điệp từ các bản khắc gỗ. Thì ở tranh Hàng Trống sau khi in ván nét lấy hình, thì nghệ nhân dùng bút lông mềm rộng bản để vẽ lại trên khuôn hình lấy nét đó. Một nửa ngọn bút chấm màu, nửa kia chấm nước lã. Kỹ thuật tô tranh này gọi là kỹ thuật vờn màu.
Gọi là tranh Hàng Trống vì nơi làm dòng tranh này chủ yếu ở phố Hàng Nón, Hàng Trống của Hà Nội xưa, thuộc huyện Thọ Xương, nay thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hai phố này nổi tiếng với đồ thủ công mỹ nghệ đặc biệt là đồ thờ. Dòng tranh dân gian Hàng Trống có hai chủ đề chính: Tranh Thờ và tranh Tết. Ít chủ đề hơn tranh Đông Hồ (Tranh Đông Hồ có tranh lịch sử, tranh cổ, tranh thờ, tranh tết, tranh ẩn dụ, tranh phong tục…).
Các bức tranh hàng Trống nổi tiếng được biết đến: Tranh Công Chép (Còn gọi tranh chim công – cá chép vọng nguyệt); Tranh tố nữ, tranh phúc lộc thọ thuộc dòng tranh Tết. Hay bức tranh Đạo Mẫu, Ngũ Hổ, ông Hoàng cưỡi cá chép thuộc dòng tranh Thờ…
+ Tranh được vẽ trên giấy Xuyên bồi với keo bột mì
+ Màu đen dùng để in tranh là mực tàu, các màu dùng để vẽ là phẩm màu nên màu sắc có phần đậm đà hơn tranh Đông Hồ.
+ Tranh Hàng Trống dùng kỹ thuật nửa vẽ nửa in, trước tiên dùng khuông gỗ để dập viền tranh rồi dùng cọ vẽ (nửa đầu cọ là màu, nửa đầu cọ còn lại là nước).
+ Nghệ sĩ tranh Hàng Trống cũng không còn nhiều vì dòng tranh này không còn được phổ biến như xưa nữa. Gia đình nghệ nhân còn sót lại duy nhất là nghệ nhân: Lê Đình Nghiêm ở số 22a Cửa Đông, Hà Nội.
3. Tranh làng Sình (Huế)
Người ta gọi dòng tranh dân gian ở Huế là tranh làng Sình. Bởi vì gốc gác làm dòng tranh này ở làng Sình ven sông Hương ở Huế. Tên gọi đơn giản cho một dòng tranh làm ra để phục vụ bà con nông dân trong dân gian. Và tranh làng Sình phục vụ chủ yếu với chủ đề tín ngưỡng, thờ cúng. Tranh thường được đốt đi sau khi lễ cúng xong. Vì thường là các tranh thế mạng hình nhân.
Tranh dân gian làng Sình chủ yếu là tranh phục vụ tín ngưỡng, có khoảng 50 đề tài tranh phản ánh tín ngưỡng cổ xưa. Chủ đề tín ngưỡng được chia làm 3 loại: Tranh Sình về nhân vật (tượng bà mặc xiêm y rực rỡ có hai nữ tì nhỏ hầu bên). Tranh đồ vật vẽ quần áo, tiền dụng cụ đốt cho người cõi âm và loại tranh súc vật (12 con giáp, voi cọp gia súc) đốt cho người chết. Ngoài ra còn có chủ đề tranh Tố nữ, tranh cảnh sinh hoạt dân gian….
Ngày nay, tranh làng Sình đang mất dần đi yếu tố truyền thống xưa. Các bản khắc cũ còn lại với số lượng rất ít, các bản khắc mới đã xa rời với yếu tố gốc và người làm nghề cũng đã dùng chất liệu sơn công nghiệp thay cho các chất liệu màu truyền thống.
+ Tranh làm từ giấy mộc có quết điệp (gần giống Tranh Đông Hồ)
+ Màu sắc tự nhiên từ hoa hòe, hạt mồng tơi, lá bàng… được trộn với hồ điệp hoặc keo nấu từ da trâu tươi, sau này thường dùng màu công nghiệp do một số nguyên nhân khác.
+ Kỹ thuật vẽ giống tranh Hàng Trống nhưng tranh Làng Sình không pha nước khi vẽ, mỗi màu đều cố định trên tranh, điểm đặc biệt là đường nét và bố cục rất hồn nhiên, chất phát.
+ Nghệ nhân đại diện cho dòng tranh này là ông Kỳ Hữu Phước, người làm tranh lâu năm ở Làng Sình. Chủ đề thiên về tín ngưỡng, cầu chúc an lành cho gia đình và gia súc nuôi trong nhà.
4. Tranh Kim Hoàng (Hà Tây cũ)
Tranh Kim Hoàng là dòng tranh dân gian Việt Nam thứ 3 nổi tiếng ở miền Bắc thuộc làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Tên gọi của dòng tranh cũng được lấy từ nguồn gốc xuất phát hay còn gọi là tổ nghề làm tranh. Dòng tranh Kim Hoàng đã thất truyền từ năm 1945. Hiện chỉ còn 1 vài ván in tranh được lưu trữ ở Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam.
Tương tự như tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống chủ đề trọng tâm của tranh Kim Hoàng là thờ cúng và chúc tụng dịp Tết. Tranh Kim Hoàng có nét khắc thanh mảnh, tỉ mỉ hơn tranh Đông Hồ; màu sắc tươi như tranh Hàng Trống. Có thể nói đây là sự kết hợp giữa tranh Hàng Trống và tranh Đông Hồ.
Cho đến nay, rất nhiều nghệ nhân muốn khôi phục lại dòng tranh Kim Hoàng. Nhưng quả là khó khăn để tìm được những người có tâm yêu quý những tranh dân gian Việt Nam.
+ Tranh vẽ trên giấy đỏ, giấy hồng điều hoặc vàng tàu.
+ Màu dùng để vẽ là là mực tàu và các màu tự nhiên như thạch cao, phấn, rơm, hoa đành đành.
+ Khác với dòng tranh Đông Hồ để hoàn thiện được một bức tranh cần nhiều bản in khắc gỗ. Còn tranh Kim Hoàng chỉ cần 1 bản in màu, phần còn lại do nghệ nhân tự phóng tác. Nên các bức tranh dù có cùng một bản khắc gỗ nhưng vẫn có nhiều sự khác nhau ngộ nghĩnh. Đặc biệt hơn là tranh có những câu thơ chữ Hán trên góc tạo ra một chỉnh thể hài hoà, chặt chẽ.
Đó chính là bốn dòng tranh dân gian nước ta (Việt Nam) mà AmiA muốn giới thiệu cho các bạn cùng tham khảo và hiểu thêm. Đặc biệt là các bạn trẻ hoặc những gia đình Việt Nam hiện nay. Dù nhịp sống hiện đại như thế nào, thì cái quý vẫn là ta biết gìn giữ những nét đẹp xưa, nét văn hóa đậm chất dân tộc mà ông cha đã để lại. Đó mới là cái đáng quý và vô giá trong cuộc sống hiện đại thời nay.

Hình ảnh cửa hàng bán tranh dân gian Đông Hồ AmiA Hà Nội – 211 Vũ Tông Phan
Tranh Đông Hồ, Tranh Hàng Trống, Tranh Làng Sình hay Tranh Kim Hoàng mỗi loại tranh đều mang một chất riêng. Nó chính là di sản, là món quà lưu niệm văn hóa tuyệt vời dành cho bạn bè quốc tế. Một món gói hình ảnh Việt Nam, tinh hoa văn hóa của dân gian. Như vậy, tranh dân gian nước ta (Việt Nam) gồm 2 loại được ưa chuộng cho đến tận ngày nay đó là: Tranh Đông Hồ, tranh hàng Trống. Nhưng là bao gồm 4 loại dòng tranh trong kho tàng tranh dân gian Việt Nam bạn nhé.
Siêu thị tranh AmiA là đơn vị may mắn được gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc mang đến những bức tranh dân gian Đông Hồ chính gốc đến cho gia đình. Bạn có thể mua tranh dân gian Đông Hồ chính gốc tại AmiA để treo trong gia đình, hoặc làm quà tặng gửi đi nước ngoài, quà tặng cho bạn bè quốc tế ý nghĩa nhé!
Gọi: 0916.225.866 (có zalo) để được AmiA hỗ trợ, tư vấn tranh Đông Hồ tốt nhất!
AmiA cảm ơn bạn đã đọc bài viết: Tranh dân gian nước ta (Việt Nam) bao gồm 2 loại nào!