Tranh dân gian Đông Hồ là dòng tranh truyền thống được ra đời nhằm phục vụ đời sống của nhân dân. Vậy người dân mong ước điều gì qua tranh dân gian Đông Hồ. Hãy cũng Tranh treo phòng khách AmiA khám phá và tìm hiểu về nguyện ước của người dân qua những bức tranh dân gian Đông Hồ bạn nhé.
Trước khi đi tìm hiểu những mong ước của người dân qua bức tranh Đông Hồ, thế hệ của chúng ta ngày nay cần bước trở về quá khứ để hiểu hơn và cuộc sống của người dân lúc bấy giờ. Thời điểm ra đời dòng tranh dân gian Đông Hồ truyền thống ở dân tộc Việt Nam.

Hình ảnh cửa hàng bán tranh dân gian Đông Hồ chính gốc
Qua bài viết: Tìm hiểu lịch sử nguồn gốc của dòng tranh dân gian Đông Hồ, ta thấy dòng tranh đông hồ thực chất là dòng tranh in từ những bản khắc gỗ và có phần chuyển thể từ gốc Trung Hoa sang Việt Nam. Nhưng những bức tranh Đông Hồ của người Việt chỉ nhìn qua là ta nhận ra ngay, bởi vì nó mang đậm hình ảnh bản sắc văn hóa của người Việt Nam. Khác hoàn toàn với mộc bản Trung Hoa.
Bởi gốc người Việt là thuần nông, cuộc sống của người dân lúc bấy giờ chủ yếu là làm nông gắn bó với nghề trồng lúa nước. Do đó, khi các nghệ nhân sáng tác các bức tranh Đông Hồ để chuyển sang cho các nghệ nhân khắc mộc bản in tranh. Thì tinh thần và thói quen sinh hoạt, nguyện ước của người dân được thể hiện mộc mạc, bình dị và đậm đà trong từng bức tranh Đông Hồ.
Phần 1: Vậy mong ước bình dị của người dân trong xã hội cũ là gì?
Có thể nói trong cuộc sống thời xưa cũng vậy, lối sống thuần nông bình dị. Quanh năm gắn bó với nghề trồng lúa nước. Vì thế ta thừa hiểu người dân mong ước gì trong cuộc sống:
- Người trồng lúa, chỉ mong sao cầu cho mưa thuận gió hòa. Bởi thế mới có những bài ca dao:
“Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chăn cứng đá mềm,
Trời êm bể lặng mới yên tấm lòng”
- Cái “trông nhiều bề” ở đây cực kỳ phù hợp với người nông dân, người trụ cột của gia đình, phải gánh vác lo toan nhiều thứ. Khi chăn nuôi thì “trông” cho con vật hay ăn chóng lớn, sinh đàn đẻ giống để tăng gia sản xuất.
- “Trông” cho có được chân cứng, đá mềm. Có sức khỏe tốt mới làm ăn và lo được cho gia đình, con cái, đặc biệt là khi các con đang còn nhỏ, cần lo “ăn no”, “mặc ấm” và biết cái chữ. Khác hẳn với cuộc sống của thời nay không còn là no, ấm mà là “ăn ngon, mặc đẹp”.
Trong cuộc sống xã hội thời phong kiến, mất mùa, dịch bệnh, loạn lạc, hạn hán, bão lũ là những điều chẳng thể tránh khỏi. Nên người ta mới “trông” trời êm bể lặng là thể. Mùa màng bội thu, sức khoẻ dồi dào, sống no ấm, yên vui, hạnh phúc ấy là cái nguyện ước thiết tha của nhiều người.
- Một điều “trông” khát khao của người dân nữa đó là: Dù cuộc sống có khó khăn vất vả, thì tư tưởng phồn thực thể hiện sự sinh sôi phát triển luôn hiện hữu trong tâm trí tư tưởng của người dân thời bấy giờ. Tức người dân cho rằng: “Nhà đông con là nhà có phúc” nên con cháu phải luôn đông đúc, sum vầy thì mới là cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn.
- “Trông” còn được người dân thể hiện ở việc hy vọng vào thế hệ tương lại, mong cho con cái lớn lên, chăm chữ, thành đạt để có cuộc sống tốt hơn, sung túc hơn bố mẹ ông bà.
Ấy chính là những nguyện ước thật bình dị mà ông bà, cha mẹ các cụ ngày xưa mong ước. Và hình ảnh của nguyện ước, mong mỏi thiết tha ấy thấm nhuần trong tư tưởng của những nghệ nhân sáng tác tranh Đông Hồ. Từ đó có những bức tranh mang đậm đà mong ước đó. Hãy tìm hiểu tiếp ở phần 2.
Phần 2: Người dân mong ước gì qua tranh dân gian Đông Hồ?
Cụ thể ta phân tích qua một vài bức tranh Đông Hồ thuộc danh sách 20 bức tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng, để biết người dân mong ước gì qua tranh dân gian Đông Hồ.
1. Bức tranh chăn trâu thổi sáo, mục đồng thả diều đọc sách:
Là những bức tranh thể hiện ước nguyện cho cuộc sống thiên nhiên luôn thanh bình, mưa thuận gió hòa để mùa mang bội thu, cây cối tốt tươi. Đồng thời cũng mong mỏi cho con cái trong gia đình luôn thấu hiểu và giúp đỡ ba mẹ, thông minh lanh lợi tài đức để có tương lai tươi sáng nhất.

Hình ảnh bức tranh dân gian Đông Hồ chăn trâu thổi sáo
2. Người dân mong ước gì qua bức tranh Đông Hồ Đàn Gà Mẹ Con:
Ở bức tranh đàn gà mẹ con người dân mong ước là luôn có được những đứa con khỏe mạnh để cuộc sống thêm sum vầy hạnh phúc. “Có câu con cái là lộc trời cho” do đó mà từ xa xưa gia đình nào có đông con nhiều cháu, có trai có gái đề huề là gia đình có phúc.
Ngoài ra, bức tranh còn là nhắc nhở về cách sống, về đạo lý. Làm mẹ có thể chăm sóc cho đàn con, chăm chút từng li từng tí từng bữa ăn, từ miếng mối. Một gà mẹ có thể lo cho 10 đứa con. Nhưng ngược lại, 10 con lại chẳng thể lo cho một mẹ. Do đó, mà nhìn vào bức tranh này, nhắc nhở bậc làm con, hãy yêu thương mẹ của mình, hãy tôn trong và biết ơn tất cả những người mẹ trên thế gian này. Nhờ mẹ mới có các con của ngày hôm nay.
3. Người dân mong ước điều gì qua bức tranh Đồng Hồ Lợn đàn hay đàn lợn âm dương?
Đàn lợn âm dương là bức tranh thể hiện ước nguyện cho việc chăn nuôi. Mong ước trong năm mới, mùa mang bội thu, chăn nuôi béo tốt. Nhìn vào bức tranh là ta đã thấy, chú lợn nào cũng đẫy đà béo tốt đó chính là ước nguyện cho việc chăn nuôi của người dân.
Và xa hơn, cũng là nguyện ước cho cuộc sống gia đình sung túc, ấm no, đủ đầy trong năm mới. Và là mơ ước đến một cuộc sống thanh nhàn. Đồng thời còn có ý nghĩa phồn thực cho sự sinh sôi phát triển với các xoáy âm dương trên mình lợn. Để hiểu hơn ý nghĩa sâu sắc trong từng bức tranh Đông Hồ. Mời bạn đọc nhiều bài về: Ý nghĩa tranh dân gian Đông Hồ.

Hình ảnh bức tranh Lợn Đàn hay còn gọi là Đàn Lợn Âm dương
4. Người dân mong ước gì qua tranh dân gian Đông Hồ Vinh Hoa Phú Quý Lễ Trí Nhân Nghĩa?
Bức tranh Vinh Hoa Phú Quý hay Lễ Trí Nhân Nghĩa đều là những cặp tranh có hình em bé ôm gà, ôm vịt, ôm cóc, ôm rùa thể hiện ước nguyện của người dân. Người dân mong rằng trong cuộc sống luôn có được nhiều may mắn, vinh hóa, phú quý. Mà làm được điều đó đều là nhờ thế hệ con cái thành đạt, những cô bé, cậu bé thông minh lanh lợi, giỏi giang.
Đó chính là nguyện ước của người dân vào thế hệ trẻ tương lai. Có thể tự làm chủ được một cuộc sống sung túc, tốt đẹp và phú quý hơn. Vì thế, ngày Tết người dân luôn yêu thích treo các cặp tranh Vinh Hoa Phú Quý, Lễ Trí Nhân Nghĩa trong gia đình.
Như vậy, ở mỗi một bức tranh dân gian Đông Hồ người dân lại thể hiện những mong ước của mình khác nhau. Nhưng chung quy lại người dân mong ước cũng thật là bình dị và mộc mạc như chính cuộc sống lúc bấy giờ. Hy vọng, qua bài viết: “Người dân mong ước gì qua tranh dân gian Đông Hồ” mà AmiA vừa chia sẻ dưới dây sẽ giúp cho bạn phần nào hiểu thêm về giá trị nhân văn mà tranh Đông Hồ mang đến cho chúng ta.
Hãy để lại bình luận cảm nhận của chính bạn dưới bài viết. AmiA tự hào là đơn vị được bán dòng tranh dân gian Đông Hồ chính gốc tại Hà Nội. Để cùng chung tay gìn giữ phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc qua tranh Đông Hồ.
Gọi ngay cho AmiA theo số: 0916.225.866 (có zalo) để được AmiA hỗ trợ, tư vấn tranh Đông Hồ tốt nhất!
Nguồn tham khảo: Tranh dân gian Đông Hồ Hà Nội