Lich su tranh dan gian dong ho

Khám phá lịch sử tranh dân gian Đông Hồ

Tranh dân gian Đông Hồ là dòng tranh dân gian Việt Nam được nhiều người yêu thích và chọn lựa. Đặc biệt tranh Đông Hồ còn được coi là dòng tranh Tết không thể thiếu được trong bất cứ gia đình nhà Việt nào trong xã hội xưa. Hiện nay dòng tranh dân gian Đông Hồ đang dần bị mai một bởi những dòng tranh treo tường hiện đại hơn. Và Tranh Đông Hồ lại trở thành sở thích chơi tranh của những “đại gia”, lại trở thành món quà tặng cho bạn bè nước ngoài vô cùng đáng quý.

Ở bài viết này AmiA sẽ giới thiệu cho những người có sở thích, quan tâm và đang muốn tìm hiểu dòng tranh Đông Hồ về nguồn gốc và lịch sử tranh dân gian Đông Hồ. Mời bạn khám phá ngay sau đây cùng Siêu thị tranh AmiA – Đơn vị tự hào được giới thiệu dòng tranh dân gian Đông Hồ gốc tại Hà Nội.

1. Nguồn gốc của dòng tranh dân Gian Đông Hồ:

Hinh anh dinh lang tranh dan gian dong ho bac ninh

Hình ảnh Đình làng tranh dân gian Đông Hồ Bắc Ninh

Dòng tranh Đông Hồ xuất hiện từ bao giờ, bắt nguồn từ đâu? Ai là tổ nghề của dòng tranh dân gian Đông Hồ? Đây là câu hỏi mà có lẽ ai cũng thắc mắc và muốn được biết.

Hiện nay tại Đình Làng Hồ vẫn còn một tấm bia đá có niên đại từ thế kỷ 16. Theo các cụ trong làng Hồ kể lại, trước đây phía dưới tấm bia này có khắc hình hai con chuột giã gạo. Hình ảnh con chuột giã gạo đó rất giống với bức tranh đám cưới chuột. Tuy nhiên hiện nay những hình khắc trên bia đá đó đã không còn nữa.

Người làng theo đó suy đoán rằng: Có thể dòng tranh Đông Hồ được ra đời vào thế kỷ 16 – Cùng thời điểm ra đời của tấm bia. Hiện nay, không có xác minh chính xác về thời điểm ra đời của dòng tranh Đông Hồ. Nhưng các nhà nghiên cứu thì cho rằng dòng tranh Đông Hồ ra đời từ khoảng thế kỷ thứ 17, 18.

Nguon goc tranh khac go ban in tu lang hong luc lieu trang hai duong

Nguồn gốc tranh khắc gỗ bản in từ làng hồng lục liễu tràng hải dương

Theo nhà nghiên cứu: Trang Thanh Hiền (Đại Học Mỹ thuật Việt Nam) có chia sẻ và cho biết: Ông tổ của nghề khắc in tranh là ông: Lương Nghĩa Hộc, người ở thế kỷ 15. Ông này đã từng sang Trung Quốc và học nghề khắc in tranh ở Trung Hoa. Mang về truyền lại cho làng Hồng Lục, Liễu Tràng Hải Dương. Sau đó nghề tranh này được phổ biến khắp nơi.

Không phải ngẫu nhiên mà một dòng tranh khắc gỗ vốn du nhập từ Trung Hoa nhưng lại được phát triển mạnh mẽ ở Đại Việt. Chưa nhiều người biết, thực chất thể loại tranh khắc gỗ đã từ thời Lý Trần. Đó chính là những mộc bản kinh phật. Ở Mộc bản kinh phật, bên cạnh những bản khắc chữ, cũng có những bản khắc mang hình vẽ.

Và làng Hồng Lục, Liễu Tràng ở Hải Dương. Nơi được truyền nghề khắc in tranh đầu tiên cũng chính là nơi những người thợ khắc lên bộ mộc bản kinh phật đầu tiên ở chùa Vĩnh Nghiêm nổi tiếng.

Ban khac in tranh moc ban kinh phat chua vinh nghiem

Bản khắc in tranh mộc bản kinh phật chùa vĩnh nghiêm nổi tiếng Hải Dương

Nhà nghiên cứu Trang Thanh Hiền nói: “Rất có thể chính cái nôi này đã tạo nên bước đệm phát triển rực rỡ cho dòng tranh Đông Hồ thế kỷ 17. Tuy nhiên, việc ra đời của mộc bản kinh phật lại bắt nguồn từ nguyên nhân vô cùng giản dị”.

Sở dĩ có việc khắc tranh theo Kinh Phật, là do người Việt xưa đến 80% là người không biết chữ. Và việc đọc kinh phật chủ yếu là học thuộc lòng. Vì thế các mộc bản hình ảnh ra đời nhằm giúp cho người Việt hiểu được nội dung và giải nghĩa lời Kinh Phật dạy. Và từ đó, nghề in khắc tranh được ra đời.

Tóm lại, nguồn gốc lịch sử tranh dân gian Đông Hồ xuất phát từ nghề in tranh bằng các bản khắc gỗ, hay còn gọi là bản khắc mộ. Ông tổ làng nghề khắc in tranh là ông Lương Nghĩa Hộc và nơi có làng nghề khắc in tranh đầu tiên là lòng Hồng Lục, Liễu Tràng tỉnh Hải Dương.

  • Câu hỏi đặt ra lại tại sao nghề làm tranh khắc gỗ dân gian lại không phát triển tại làng Hồng Lục, Liễu Tràng tỉnh Hải Dương – Nơi khơi nguồn của dòng tranh này? Nơi đây có phần lớn các bộ mộc bản của Kinh Phật nổi tiếng tại việt Nam nhưng người ta lại biết đến nghề làm tranh in khắc gỗ phát triển rực rỡ ở làng tranh Đông Hồ của tỉnh Bắc Ninh.

Trả lời:

Nghe nhan khac ban go tranh dan gian dong ho

Nghệ nhân khắc bản gỗ tranh dân gian Đông Hồ

Ở Bắc Ninh xưa cũng là trung tâm của Phật Giáo lớn của người Việt có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng như: Chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chủa Phật Tích… Nên việc làm tranh in Kinh Phật cũng rất phát triển ở Bắc Ninh. Với sự sáng tạo bởi các nghệ nhân đã cho ra đời những bản khắc mộc in họa với chủ đề là đời sống dân gian ở Việt Nam.

Nên đã trở thành một dòng tranh riêng độc lập có sự kết thừa nền tảng từ dòng tranh in khắc bản gỗ của kinh phật. Nên Bắc Ninh đã phát triển rực rỡ và được biết đến nhiều với dòng tranh dân gian mang tên Tranh Đông Hồ.

Điểm đặc sắc của tranh dân gian Đông Hồ là học theo các đề tài in họa của dòng tranh Trung Hoa. Nhưng lại được các nghệ nhân sáng tạo theo cách của người Việt, thể hiện bản sắc dân tộc Việt trong từng bức tranh Đông Hồ

2. Quá trình phát triển dòng tranh dân gian Đông Hồ

Lich su tranh dan gian dong ho

Lịch sử tranh dân gian Đông Hồ

Tranh Đông Hồ khá gần gũi với đại đa số dân chúng Việt Nam trong xã hội cũ. Cứ năm hết Tết đến là gia đình đều sắm sửa cho mình một bức tranh dân gian Đông Hồ treo Tết trong nhà. Như thành một tục lệ mà chẳng cần ai phải nhắc nhở. Tranh gần gũi thân quen và được yêu thích đến vậy.

Thế nhưung cho tới thời điểm hiện tại, nhu cầu của gia đình Việt đã bớt đi thay vào việc trang trí nhà cửa bằng các bức tranh dân gian Đông Hồ thì có nhiều các dòng tranh hiện đại, đẹp mắt, sang trọng hơn. Tuy vậy, trên thị trường tranh trang trí, tranh treo tường thì dòng tranh Đông Hồ trở thành món đặc sản rất quý và hiếm hoi. Đối với những bức tranh dân gian Đông Hồ gốc.

Lịch sử tranh dân gian Đông Hồ ra đời từ khoảng thế kỷ 17 và phát triển cho đến nửa đầu thế kỷ 20 sau đó suy tàn dần. Từng bức tranh chứa đựng nét đẹp tinh túy và giá trị văn hóa to lớn. Đó là cách làm tranh riêng với những khâu sáng tạo, khắc ván, làm màu, in tranh rất độc đáo. Bạn có thể tham khảo tại bài viết: Quy trình làm tranh dân gian Đông Hồ.

Hinh anh nguon goc tranh dan gian dong ho

Nguồn gốc tranh dân gian Đông Hồ

Cho tới nét văn hóa cá tính riêng biệt tô điểm nền văn hóa riêng của dân tộc Việt. Với các chủ đề chúc tụng, phê phán, ẩn dụ, lịch sử mà nhìn vào đó ta thấy hình ảnh Việt Nam rõ nét. Ấy chính là giá trị văn hóa to lớn mà ta cần chung tay gìn giữ và phát huy.

Theo đánh giá của một số họa sĩ, tranh Đông Hồ in ở thời điểm hiện tại thường không có màu sắc thắm như tranh cổ. Và ít nhiều đã bị may một, què cụt về mặt ý nghĩa khi một số bản khắc gỗ đã bị đục bỏ phần chữ Hán, chữ Nôm. Một trong phần độc đáo của dòng tranh dân gian Đông Hồ khi hình ảnh chủ đề thường gắn liền với những câu thơ nêu bật nội dung.

Nguyên nhân là hiện nay việc làm tranh Đông Hồ người ta trộn màu trắng để quyét lên giấy điệp để giảm bớt lượng điệp. Khiến cho giấy mất độ óng ánh và trở nên “thường”. Bên cạnh đó, màu sắc trước kia được ông cha làm hoàn toàn bằng tự nhiên, thì hiện nay được chuyển sang loại màu công nghiệp. Thứ 3, các bản khắc gỗ được phục hồi hay khắc mới đều ít nhiều không còn được tinh tế như bản cổ.

Van khac moc ban tranh dan gian dong ho nha nghe nhan nguyen dang che

Ván khắc mộc bản tranh dân gian Đông Hồ nhà nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế

Xét trong quá trình phát triển lịch sử tranh dân gian Đông Hồ. Việc các bản khắc gỗ bị đục bỏ phần thơ tự chữ Nôm, hay chữ Hán là bởi vì:

Sau năm 1945, chữ Hán và chữ Nôm bị chính quyền coi là phong kiến lạc hậu, liệt vào danh mục bài xích. Nên rõ ràng các bản khắc gỗ tranh Đông Hồ đục bỏ phần này. Cho đến tận sau này, khi muốn khôi phục những dòng thơ tự đó, nhưng ít người có thể đọc và hiểu được các ký tự đó, nên đành phải bỏ đi.

Một số nghệ nhân khắc gỗ vẫn muốn lưu giữ tranh với dòng thơ chữ Nôm, chữ Han. Nhưng do “tam sao thất bản” nhiều lần, và do bản thân cũng không hiểu chữ Nôm chữ Hán nên các bản khắc gỗ vẫn có các ký tự nhưng không đọc được ra chữ gì.

Cho đến thời điểm hiện nay, dòng tranh Đông Hồ không còn được chuộng như xưa, nhu cầu người mua treo ít xuống. Thì người dân làng Đông Hồ phải làm một công việc khác để lo kế sinh nhai và lo cho gia đình. Hiện ở làng Hồ Bắc Ninh hiện nay đã có nhiều người chuyển sang nghề làm hàng Mã.

Hinh anh tranh dan gian Dong Ho la dong tranh tet y nghia

Tranh dân gian Đông Hồ là dòng tranh Tết ý nghĩa – Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế

Hiện chỉ còn gia đình hai nghệ nhân làng Đông Hồ đang sở hữu được những bản khắc gỗ gốc. Đó là nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam. Và một số gia đình khác vẫn tiếp tục gìn giữ nghề làm tranh Đông Hồ truyền thống.

Siêu thị tranh AmiA đã đặt làm tranh đông Hồ tại nhà nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế. Nên AmiA luôn đảm bảo bạn và gia đình sẽ mua được bức tranh dân gian Đông Hồ gốc tại Siêu thị tranh AmiA Hà Nội. Địa chỉ cửa hàng bán tranh dân gian Đông Hồ gốc tại Hà Nội AmiA: 211 Vũ Tông Phan – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội.

Gọi: 0916.225.866 (có zalo) ngay khi bạn muốn mua một bức tranh Đông Hồ treo Tết Mậu Tuất 2018. Hoặc muốn mua tranh Đông Hồ làm quà tặng cho người thân, bạn bè, đối tác nước ngoài chính gốc và ý nghĩa.

Như vậy, AmiA đã vừa giúp bạn tìm hiểu lịch sử tranh dân gian Đông Hồ. Hy vọng những thông tin AmiA cung cấp sẽ hữu ích giúp bạn thêm yêu dòng tranh dân gian truyền thống của Việt Nam. Và hiểu rõ hơn được quá trình phát triển dòng tranh Đông Hồ cho tới tận bây giờ.

Tham khảo: Các mẫu tranh đan gian Đông Hồ chính gốc tại AmiA.

3.2/5 - (11 bình chọn)
Posted in Nghệ thuật, phong thủy, Tin tức and tagged , , , .

Trả lời