Hinh anh y nghia tranh dan gian Dong Ho danh ghen

Ý nghĩa tranh dân gian Đông Hồ Đánh ghen

Trong kho tàng tranh dân gian Đông Hồ Việt Nam, thì bức tranh Đánh Ghen luôn là bức tranh mang đến cho người xem nhiều cảm nhận thú vị. Đánh Ghen thường được treo chung với bức tranh Hứng Dừa nổi tiếng. Trong khi Hứng Dừa là một hình ảnh đẹp và gia đình hạnh phúc. Thì Đánh Ghen lại đi ngược lại miêu tả cảnh một ông hai bà vô cùng thú vị. Đây là bức tranh Đông Hồ với chủ đề phê phán xã hội cũ và nhắc nhở xã hội mới với cảnh gia đình và mối quan hệ vợ chồng con cái. Hãy cùng AmiA tìm hiểu về ý nghĩa tranh dân gian Đông Hồ Đánh Ghen ngay sau đây.

“Ớt nào mà ớt chả cay, Gái nào mà gái chẳng hay gen chồng”

Đó chính là điều thú vị mà các nghệ nhân sáng tác dòng tranh Đông Hồ đã tạo nên với tác phẩm Đánh Ghen. Một bức tranh về mảng xã hội gia đình được thể hiện sáng tạo, độc đáo và vô cùng sống động.

Hinh anh buc tranh dan gian Dong Ho danh ghen tai cua hang tranh AmiA Ha Noi

Hình ảnh bức tranh dân gian Đông Hồ Đánh Ghen phản ánh chế độ đa thê trong xã hội cũ mang tới nhiều bài học sâu sắc

1. Khám phá điều thú vị trong nội dung của bức tranh dân gian Đông Hồ Đánh Ghen qua các nhân vật.

  • Điểm qua các nhân vật trong “trận chiến” diễn ra ở bức tranh Đông Hồ Đánh Ghen: Một vợ cả, một vợ lẽ và hai người đàn ông: một người chồng, một cậu con trai.
  • Ngoài ra những cảnh vật trang trí làm nền là: cây ngô đồng, tấm bình phong, tường hoa, chậu cảnh… Cho thấy địa điểm diễn ra trận đại chiến thuộc dạng gia đình giàu có, hay giới thượng lưu.
Hình ảnh người vợ cả trong bức tranh Đánh Ghen:

Trong xã hội phong kiến, một người chồng có thể 5 thê, 7 thiếp. Nhưng “gái chính chuyên chỉ có một chồng”. Do đó khi nói về nhân vật người vợ cả có nhiều nét của “người phụ nữ chính chuyên”.

  • Quần áo người vợ cả mặc trên người rất gọn gàng: Tóc búi ngược cài trâm, váy sắn cao, yếm thắt chặt chẽ và kín đáo. Rõ ràng người vợ đã chuẩn bị tâm lý cho “trận đại chiến” quyết liệt này.
  • Tư thế của người vợ: Tay trái chống vào đùi, tay phải vung lên cao đưa về phía sau. Bàn tay cầm chắc cán chiếc kéo to, sắc nhọn, đầu mũi kéo hướng về phía người tình của chồng đòi cắt tóc người phụ nữ ấy. Theo tục xưa, bị cắt tóc là một hình thức phạt rất nặng đối với những người phụ nữ lẳng lơ đi cướp chồng của người khác (cắt tóc bôi vôi).
  • Trong tư thế “xung trận” chị vợ cả cho thấy: Đây là người phụ nữ có đôi cánh tay trần trắng ngà, còn căng chắc. Ngực còn nở đầy trong lần yếm nâu non. Bao thắt chặt bụng làm tôn thêm cái dáng vóc “thắt đáy lưng ong”. Một người phụ nữ chính chuyên, gia giáo.
  • Trong bức tranh còn có hình ảnh người con trai đang đứng bên ngoài chứng kiến toàn bộ khung cảnh của “trận chiến”. Như vậy, chị cũng đã sinh được người “nối dõi tông đường” cho bên chồng. Xét cho cùng chị là người toàn vẹn, cớ sao lại bị rơi vào cảnh chung chồng cay đắng. Cơ sao lại không ấm ức trong người.
Hinh anh buc tranh dan gian Dong Ho danh ghen

Hình ảnh bức tranh dân gian Đông Hồ Đánh Ghen

Hình ảnh người vợ bé trong bức tranh dân gian Đông Hồ Đánh Ghen:
  • Một tấm váy mỏng ngắn đến mức hở cả đùi non là trang phục của người vợ lẽ. Cả phần trên ở trần, bờ vai xuôi mềm mại, đôi “bầu ngọc” căng tròn. Bao thắt trễ dưới rốn để khoe toàn bộ cái bụng trắng như ngà, cố tình thể hiện là mình đang có em bé.
  • Qua hình ảnh ta thấy, người vợ bé đang ở độ đào tơ mơn mởn. Nên có được sự che đỡ, bênh vực của người chồng. Bởi thế cô ta còn ra vẻ thách thức, vênh mặt và đưa tóc ra trêu tức người vợ cả.
Hình ảnh người chồng trong bức tranh dân gian Đông Hồ Đánh Ghen:

Người chồng là một người đàn ông sẽ làm gì trong tình huống này:

  • Người chồng có thân hình vạm vỡ khỏe khoắn đứng che chắn rất kín cho người vợ bé. Trước đường tiến quyết liệt của người vợ cả. Tay trái vẫn không quên ôm lấy bờ vai trần. Lòng bàn tay vẫn không rời khỏi vị trí đắc địa của người tình trong khoảnh khắc dầu sôi lưa bỏng. Tay phải đưa ra phía trước như ngăn cản người vợ, bênh vực người tình. Nửa như muốn phân trần với thái độ vừa tức giân, vừa van nài.
Hình ảnh người con trai trong bức tranh Đông Hồ Đánh Ghen:

Cậu con trai trong bức tranh Đánh Ghen là con của người vợ cả. Trông cũng đã lớn, chứng kiến trận “quyết chiến” giữa mẹ và người tình của cha. Chẳng thể làm được gì, nên cậu bé chỉ đành biết chắp tay van xin mọi người:

Tóm lại:Trận “Đánh ghen” này sẽ chẳng có hồi kết, sẽ khó phân định được thắng thua. Bởi lẽ, ở thời đó, chuyên “đa thê” cũng chẳng phải xa lạ. Người vợ cả có chính lý là vợ là dâu hợp pháp. Còn người tình lại có được tinh yêu của người chồng. Một bên lý, một bên tình. Chỉ có những người phụ nữ mới là nạn nhân nhận lấy đau thương cho mình.

2. Ý nghĩa của bức tranh dân gian Đông Hồ đánh ghen

Phải nói là cái tài của người nghệ nhân sáng tác bức tranh dân gian Đông Hồ Đánh Ghen. Phải nói là tuyệt tác bởi một cảnh phản ánh rõ trong xã hội phong kiến cũ chỉ qua một vài nhân vật và hành động.

Hinh anh y nghia tranh dan gian Dong Ho danh ghen

Hình ảnh ý nghĩa tranh dân gian Đông Hồ đánh ghen – thường đi với bức tranh Hứng Dừa mang ý nghĩa trái ngược nhau về cảnh gia đình

Ý nghĩa tranh dân gian Đông Hồ Đánh Ghen như nhắn nhủ tới:

Các chị em phụ nữ: Đừng làm người tình của một người nào đó đã có gia đình. Gieo gió thì ắt sẽ gặp bão. Khi biết rõ người ta đã và đang có một gia đình sum vầy, hạnh phúc. Hãy đừng chen ngang vào cuộc sống ấy để bản thân mình không hạnh phúc. Người phụ nữ và đứa con của họ cũng sẽ phải làm như thế nào để có được hạnh phúc.

Dành cho những người vợ: Đôi khi việc bảo vệ hạnh phúc của mình không cần phải dùng tới vũ lực. “Nóng giận sẽ mất khôn”. Biết là ấm ức đấy nhưng hãy thật bình tĩnh, chủ động và khôn khéo. Nên biết dùng cả lý trí và tình cảm để giải quyết mọi chuyện. Để con cái không phải chứng kiến cảnh không nên thấy trong gia đình.

Dành cho những người chồng: “Có mới nới cũ”, ai cũng có lúc thích “của lạ”, hay “chán cơm thèm phở”. Làm sao tránh khỏi “ái mỹ nhân” khi bản năng “giới” trỗi dậy. Thế nhưng hãy biết đâu là “Tình” và đâu là “Nghĩa”. Chung thuỷ không chỉ dành riêng cho người phụ nữ, mà cả những người đàn ông mẫu mực cũng cần có để có được hạnh phúc gia đình trọn vẹn.

Kết luận: Qua tác phẩm tranh dan gian Đông Hồ Đánh Ghen được ông cha ta để lại. Luôn nhắc nhở chúng ta nhiều hơn, nghĩa vợ chồng nên yêu thương chăm sóc lẫn nhau. Cùng biết chia sẻ, cảm thông đặc biệt với những khoảnh khắc sai lầm nào đó của mỗi người trong cuộc sống. Hãy tha thứ và biết yêu thương hơn để tránh phạm phải sai lầm tiếp theo.

Như vậy, AmiA đã vừa giúp gia đình bạn cùng tìm hiểu những điều thú vị và ý nghĩa tranh dân gian Đông Hồ Đánh Ghen. Hy vọng bạn sẽ thêm yêu hơn những bức tranh dân gian Đông Hồ mộc mạc, giản dị, dí dỏm và nhiều bài học khác. Hãy đến cửa hàng bán tranh dân gian Đông Hồ chính gốc AmiA 211 Vũ Tông Phan – Thanh Xuân Hà Nội. Để được ngắm nhìn và thưởng thức nhiều hơn những bức tranh dân gian Đông Hồ ý nghĩa.

Hoặc gọi: 0916.225.866 (có zalo) để được AmiA tư vấn hỗ trợ bạn tốt nhất.

AmiA cảm ơn bạn đã đọc bài viết: Ý nghĩa tranh dân gian Đông Hồ Đánh Ghen.

Xem thêm: Ý nghĩa các bức tranh dân gian Đông Hồ

4/5 - (4 bình chọn)
Posted in Nghệ thuật, phong thủy, Tin tức and tagged , , , , , , .

Trả lời